Sinh viên Đỗ Huy Mẫn Tiệp (22 tuổi),àngtraicósốđiểmcaonhấttrongsinhviêbaccarat offline tốt nghiệp loại xuất sắc ngành kỹ thuật điện - điện tử với số điểm 9.23/10. Mẫn Tiệp là cựu học sinh lớp chuyên toán của Trường THPT chuyên Lương Thế Vinh (tỉnh Đồng Nai). Sau khi hoàn thành bậc THPT, Mẫn Tiệp trúng tuyển vào chương trình tiên tiến ngành kỹ thuật điện - điện tử theo phương thức ưu tiên xét tuyển.
Chọn ngành học hoàn toàn bằng tiếng Anh
“Khi đăng ký nguyện vọng đại học, mình quyết định chọn chương trình tiên tiến ngành kỹ thuật điện - điện tử giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh. Mình xem đây là cơ hội thử thách chính bản thân. Mình cố gắng trau dồi ngoại ngữ để có thể hoàn thành việc học”, Tiệp chia sẻ.
Để đáp ứng yêu cầu của chương trình tiên tiến, Tiệp phải tham gia học tiếng Anh trong học kỳ đầu tiên của năm nhất. Trước khi kết thúc học kỳ 1, Tiệp đã đăng ký thi và đạt chứng chỉ IELTS 6.5. Vì dành thời gian học tiếng Anh, nên Tiệp học chậm hơn các bạn đã có chứng chỉ IELTS 1 học kỳ. Để có thể tốt nghiệp chung với bạn bè cùng lớp, mỗi học kỳ Tiệp đăng ký thêm một môn.
Nền tảng tiếng Anh tốt giúp cho Tiệp thuận tiện tìm hiểu các tài liệu, bài giảng chuyên ngành từ nguồn học liệu của các trường đại học nổi tiếng trên thế giới. Tiệp cho biết chương trình học ở trường đòi hỏi sinh viên phải đầu tư nhiều thời gian, hoàn thành tốt bài tập và đồ án.
Tiệp luôn chú ý lắng nghe thầy cô giảng bài và ghi chú các nội dung quan trọng, chủ động hỏi thầy cô hoặc bạn bè khi gặp các vấn đề chưa hiểu. Ngoài ra, Tiệp cũng tham khảo thêm các tài liệu và bài giảng trên mạng để nâng cao kiến thức.
“Mình thường tìm hiểu về lĩnh vực nghiên cứu của giảng viên để làm đồ án. Họ đóng vai trò rất quan trọng trong việc định hướng cũng như hỗ trợ và chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phương pháp học, làm việc cho mình”, Mẫn Tiệp nói.
Mong muốn học chuyên sâu về trí tuệ nhân tạo
Khi làm đồ án thứ nhất vào năm 3 đại học, Mẫn Tiệp được tiến sĩ Phạm Việt Cường, Phó trưởng bộ môn điều khiển tự động hóa của Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, giới thiệu làm đồ án theo hướng ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Ở thời điểm đó, AI là một lĩnh vực mới với Tiệp, lượng kiến thức mới đòi hỏi bản thân cần tìm hiểu, học hỏi để hoàn thành đồ án.
Nhờ có sự hướng dẫn tận tình của tiến sĩ Việt Cường, Mẫn Tiệp dần dần làm quen với kiến thức liên quan đến AI và thực hiện tốt đồ án. Sau khoảng thời gian làm đồ án thứ nhất, Tiệp được trúng tuyển vào làm thực tập sinh khoảng 3 tháng ở vị trí kỹ sư nghiên cứu thuật toán của Tổng công ty công nghiệp công nghệ cao Viettel.
Quãng thời gian học tập, làm đồ án cùng tiến sĩ Việt Cường cũng như quá trình thực tập tại công ty, Tiệp cảm thấy bản thân yêu thích về AI và muốn học chuyên sâu ở lĩnh vực này. Sắp tới, Tiệp sẽ tìm hiểu học các chương trình cao học về AI và dữ liệu.
“Hành trình đi học tại trường không phải lúc nào cũng dễ dàng và thuận lợi, những lúc gặp khó khăn, mình luôn nhớ ước mơ, kỳ vọng ban đầu với ngành học để lấy đó làm động lực phấn đấu bước tiếp trên con đường chinh phục tri thức”, Mẫn Tiệp bày tỏ.
Tiến sĩ Phạm Việt Cường, Phó trưởng bộ môn điều khiển tự động hóa, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, nhận xét: “Mẫn Tiệp có thái độ rất kính trọng thầy cô tại trường, hòa đồng, vui vẻ với bạn bè trong lớp. Tiệp có năng lực học tập tốt, chịu khó, siêng năng, làm việc có hệ thống phương pháp nên đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc. Tiệp là sinh viên đầu tiên mà tôi hướng dẫn đạt huy chương vàng tốt nghiệp chương trình tiên tiến ngành kỹ thuật điện - điện tử. Tôi tin rằng Tiệp sẽ tiến xa trong tương lai”.